Chúc các bạn sức khỏe, sớm hoàn thành dự án của mình và nhớ giữ liên lạc nhé! Hy vọng một ngày không xa chúng ta lại gặp nhau

December 7, 2011

Ngân hàng câu hỏi vật liệu khí cụ điện mới

Các bạn download tại đây: Ngân hàng câu hỏi vật liệu khí cụ điện mới



Phần 2: CÂU HỎI KHÍ CỤ ĐIỆN

Chương 1: Các khái niệm cơ bản
1.2,5.1 Những yêu cầu cơ bản về khí cụ điện? Cho biết khái niệm về ổn định điện động và ổn định nhiệt? (2,5 điểm).
1.2,5.2 Cùng một khí cụ điện cho làm việc ở ba chế độ khác nhau: dài hạn, ngắn hạn, ngắn hạn lặp lại; Chế độ nào cho phép  tải lớn nhất và nhỏ nhất? Tại sao? Ý nghĩa  vật lí của hằng số thời gian phát nóng T, cách xác định hằng số thời gian đó? (2,5 điểm).
1.2,5.3 Những yêu cầu cơ bản của vật liệu làm tiếp điểm? Nguyên nhân gây ra hư­ hỏng tiếp điểm? Những biện pháp khắc phục hoặc hạn chế hư­ hỏng tiếp điểm? (2,5 điểm)
1.3.4 Khí cụ điện là gì? Các phư­ơng pháp phân loại KCĐ? Các loại điện áp thử nghiệm của khí cụ điện? (3 điểm)
1.3.5 Khí cụ điện có những chế độ làm việc nào? Trình bày về sự phát nóng trong các chế độ đó? (3 điểm).
1.3.6 Tiếp xúc điện là gì? Có những dạng và hình thức tiếp xúc nào? Tại sao diện tích tiếp xúc thực lại nhỏ hơn diện tích tiếp xúc đo đ­ược? Những yếu tố nào ảnh hư­ởng đến diện tích tiếp xúc? (3 điểm).
1.3.7 Hồ quang điện là gì ? Quá trình phát sinh và dập tắt hồ quang điện? Ảnh hưởng của tính chất tải đến quá trình dập tắt hồ quang điện xoay chiều? (3 điểm).
1.3.8 Trình bày về hồ quang điện một chiều ? Điều kiện và biện pháp cải thiện việc dập tắt hồ quang điện một chiều? (3 điểm).
1.3.9 Đặc điểm của hồ quang điện xoay chiều và điều kiện dập tắt hồ quang điện xoay chiều? Ảnh hưởng của tính chất tải đến quá trình dập tắt hồ quang điện xoay chiều ? (3 điểm).
1.3.10 Vì sao dập tắt hồ quang điện xoay chiều lại dễ dàng hơn dập tắt hồ quang điện một chiều ? Các trang bị dập tắt hồ quang điện trong khí cụ điện?(3đ)
1.3.11 Phư­ơng pháp tính lực điện động theo định luật Bio - Xava - Laplace ? Chiều của lực điện động? Cho các ví dụ minh hoạ? Khái niệm độ bền điện động của khí cụ điện? (3 điểm).
1.2.12 Lực điện động ở mạch điện xoay chiều một pha? (2 điểm).

Chương 2 : Mạch từ và nam châm điên
2.2,5.1 Nêu các định luật cơ bản trong mạch từ? Cho biết đặc điểm của mạch từ một chiều và xoay chiều? (2,5 điểm).
2.2.2 Khái niệm về mạch từ ? Các cách phân loại mạch từ? Cho ví dụ minh hoạ? (2 điểm).
2.2.3 Cho biết đặc điểm của mạch từ xoay chiều ? Phư­ơng pháp thành lập giản đồ thay thế của mạch từ xoay chiều và cho ví dụ minh hoạ? (2 điểm).
2.2,5.4 Phư­ơng pháp thành lập giản đồ thay thế của mạch từ một chiều và cho ví dụ minh hoạ? Viết các phương trình Kiếckhốp cho mạch từ minh hoạ trên? (2,5 điểm)
2.3.5 Phư­ơng pháp giải mạch từ một chiều không xét từ thông rò (Trình bày bài toán thuận, bài toán ngược) (3 điểm).
2.2,5.6 Trình bày một phư­ơng pháp giải mạch từ một chiều có xét từ thông rò – bài toán thuận? (2,5 điểm).
2.2,5.7 So sánh sự giống, khác nhau giữa nam châm điện một chiều và nam châm điện xoay chiều một pha, nêu những ưu nhược điểm của chúng? (2,5 điểm).
2.2.8 Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động của nam châm điện? Biểu thức lực hút điện từ của nam châm điện theo công thức của Maxwell? (2 điểm)
2.2.9 Đánh giá những ư­u như­ợc điểm của nam châm điện xoay chiều 1 pha và nam châm điện 1 chiều? Cho ví dụ về các ứng dụng của chúng? (2 điểm).
2.2,5.10 Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động của nam châm điện xoay chiều một pha? Viết biểu thức tính lực hút điện từ của nam châm khi có vòng ngắn mạch, vẽ đồ thị và nhận xét (2,5 điểm).
2.3.11) Vì sao cơ cấu điện từ chấp hành lại sử dụng chủ yếu NCĐ một chiều? Kể tên và nêu ứng dụng của các cơ cấu điện từ chấp hành? (3 điểm)

Chương 3 : Rơ le
2.2.1 Rơ le là gì? Các bộ phận cơ bản của rơ le? (2 điểm).
3.2,5.2 Yêu cầu cơ bản của rơ le? Trình bày nguyên lí làm việc của rơ le điện từ ? (2,5 đ).
3.2.3 Trình bày nguyên lí làm việc của rơ le tín hiệu, rơ le trung gian (2 điểm).
3.2,5.4 So sánh sự khác nhau giữa rơ le điện từ và rơ le điện từ phân cực ? Tại sao rơ le điện từ phân cực lại có độ nhạy cao hơn rơ le điện từ - cho ví dụ minh họa? (2,5 điểm).
3.2,5.5 Trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của rơ le điện từ phân cực kiểu mạch từ nối tiếp? Lập giản đồ thay thế mạch từ? (2,5 điểm).
3.2,5.6 Trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của rơ le điện từ phân cực kiểu mạch từ song song? Lập giản đồ thay thế mạch từ của rơ le? (2,5 điểm).
3.2.7 Trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của rơ le từ điện? (2 điểm).
3.2.8 So sánh ưu nhược điểm của rơ le tĩnh với rơ le điện cơ (2 điểm).
3.3.9 Trình bày nguyên lí làm việc của rơ le dòng điện, rơ le điện áp kiểu điện từ? (3 điểm).
3.3.10 Trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của rơ le điện từ phân cực kiểu cầu? Lập giản đồ thay thế mạch từ của rơ le điện từ phân cực kiểu cầu? Ưu nhược điểm và ứng dụng (3 điểm).
3.3.11 Đặc tính “Vào - ra” và các tham số cơ bản của rơ le? (3 điểm).
3.3.12 Rơ le là gì?  Trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của rơ le điện động? (3 điểm).
3.3.13 Trình bày về nguyên lý làm việc, đặc tính bảo vệ của rơ le dòng cực đại kiểu cảm ứng và nêu tác dụng của nam châm vịnh cửu trong rơ le này? (3 điểm).
3.3.14 Chức năng của rơ le thời gian? Nêu những nguyên lí làm việc cơ bản của rơ le thời gian ? Trình bày rơ le thời gian ứng dụng mạch vòng phóng nạp R-C (3 điểm).
3.3.15 Chức năng của rơ le thời gian? Trình bày về rơ le thời gian ứng dụng kĩ thuật số(3đ)
3.3.16 Các phần tử nhạy cảm vì nhiệt hay được dùng trong rơ le nhiệt? Trình bày về rơ le nhiệt kiểu kim loại kép? (3 điểm).
3.3.17 Nguyên lí cấu tạo, ­ưu như­ợc điểm, ứng dụng của rơ le kĩ thuật số? (3 điểm).
3.3.18 Trình bày sơ đồ nguyên lí và nguyên lí làm việc cơ bản của rơ le kĩ thuật số?

Chương 4: Các khí cụ đóng cắt và bảo vệ hạ áp
4.2.1 Định nghĩa, phân loại, các yêu cầu cơ bản của aptomat?(2đ)
4.2,5.2 Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc tính bảo vệ của cầu chì hạ áp? Tại sao cầu chì không bảo vệ được miền quá tải nhỏ?(2,5đ)
4.2,5.3 So sánh về cấu tạo, nguyên lí làm việc, đặc tính bảo vệ và ứng dụng của cầu chì với rơ le nhiệt kiểu thanh kim loại kép? 2,5đ)
4.3.4 Định nghĩa, phân loại, các yêu cầu cơ bản của công tắc tơ? Trình bày nguyên lí làm việc của công tắc tơ xoay chiều?(3đ)
4.3.5 Cấu tạo chung và các thông số cơ bản của công tắc tơ điện từ? So sánh các đặc điểm về cấu tạo, phạm vi sử dụng của công tắc tơ một chiều và xoay chiều?(3đ)
4.3.6 Nêu cấu tạo, chức năng của khởi động từ? Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện ứng dụng khởi động từ kép để đóng, cắt , đảo chiều và bảo vệ quá tải cho động cơ không đồng bộ ba pha, thuyết minh sơ đồ nguyên lí.(3đ)
4.2,5.7 Cấu tạo chung của aptomat? Nêu nguyên lý làm việc, ứng dụng của aptomat điện áp cực tiểu? (2,5đ)
4.3.8 Nêu các tham số cơ bản của cầu chì? Đặc tính bảo vệ và các phương pháp cải thiện đặc tính bảo vệ của cầu chì?(3đ)
4.3.9 Trình bày nguyên lý làm việc, đặc tính bảo vệ và thời gian ngắt của aptomat dòng điện cực đại? Các biện pháp nhằm giảm thời gian ngắt của áp tô mát ?(3đ)

Chương 5 : Khí cụ điện cao áp
5.1.1 Vì sao không nên mắc quá nhiều phụ tải vào thứ cấp biến dòng, không được hở mạch thứ cấp biến dòng khi làm việc? (1đ)
5.1.2 Vì sao không nên mắc quá nhiều phụ tải vào thứ cấp biến điện áp, không được ngắn mạch thứ cấp biến điện áp khi làm việc? (1đ)
5.2.3 Phân loại khí cụ cao áp và chức năng của chúng trong mạng điện áp cao? (2đ)
5.2.4 Nguyên lí làm việc, đặc tính bảo vệ và ứng dụng của cầu chì cao áp ? Những đặc điểm riêng của cầu chì cao áp khác với cầu chì hạ áp mà anh (chị ) biết? (2đ)
5.2.5 Công dụng của dao cách li? Các phương pháp phân loại dao cách ly? (2đ)
5.2.6 Chức năng của dao ngắn mạch và cho ví dụ minh hoạ? Trình bày về dao ngắn mạch kiểu chân không hoặc loại khí SF6 ? (2đ)
5.2.7 Cấu tạo, các thông số cơ bản của biến dòng điện? Chế độ làm việc của biến dòng điện? Những yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây sai số cho biến dòng điện? (2đ)
5.2,5.8 Công dụng của kháng điện trong mạng điện áp cao? Cho biết ảnh hưởng của phụ tải đến độ thay đổi điện áp sau kháng điện? Vì sao kháng điện cao áp thường không có lõi thép? (2,5đ)
5.2,5.9 Chức năng của thiết bị (cái) chống sét? Phân loại thiết bị chống sét và trình bày về chống sét van bằng oxýt kim loại? (2,5đ)
5.2,5.10 Chức năng của máy cắt cao áp? Phương pháp phân loại và các thông số cơ bản của máy cắt cao áp ? (2,5đ)
5.2,5.11 Cấu tạo , các thông số cơ bản của biến điện áp? Những yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây sai số cho biến điện áp ?(2,5đ)
5.3.12 Cấu tạo, các thông số cơ bản của biến dòng điện? Chế độ làm việc của biến dòng điện? Vì sao không nên mắc quá nhiều phụ tải vào thứ cấp biến dòng, không được hở mạch thứ cấp biến dòng khi làm việc? (3đ)

Chương 6: Khí cụ điện không tiếp điểm
6.2.1 Trình bày cơ sở khuyếch đại của khuyếch đại từ ? (2 điểm).
6.3.2 Cấu tạo, nguyên lí làm việc của khuyếch đại từ không tự từ hóa, đặc tính “vào- ra “ của khuyếch đại từ không tự từ hóa?(3đ)
6.3.3 Cấu tạo, nguyên lí làm việc của khuyếch đại từ tự từ hóa một nửa chu kì, đặc tính “vào- ra “ của khuyếch đại từ tự từ hóa?(3đ)