1/Hãy thả một miếng mồi ngon cho nhà tuyển dụng:
Câu chuyện về Franzen:
Khi vừa bắt đầu sự nghiệp của mình, Franzen đã bị một nhả tuyển dụng từ chối đơn xin việc của mình bởi vì cô không đủ kinh nghiệm cho vị trí đó. Nhưng đáp lại, cô đã có một bước đi nằm ngoài yêu cầu của nhà tuyển dụng lúc đó: gửi cho họ một vài ngôn ngữ lập trình sẵn cho dự án website sắp được tái triển khai của họ, “như thể tôi đã là một thành viên của đội ngũ dự án”, Franzen ghi trong blog Daily Muse của mình.
Trong email tiếp theo của cô, Franzen gửi cho nhà tuyển dụng” 10 lựa chọn cho slogan đáng xem xét khi bạn muốn tái định vị thương hiệu của mình. Miễn phí. Hi vọng giúp ích cho bạn!”
Tuyệt vời! ý tưởng cô ta đưa ra thật hoàn mỹ và tất nhiên…Franzen có được công việc mình mong muốn!
2/Đề xuất một ý tưởng rõ ràng, tỉ mỉ trong thư xin việc của bạn:
Tất cả chúng ta đều đã rút ra bài học từ thành công của Franzen rồi đúng không?
Nhưng trong khi Franzen làm việc đó trong email của cô ta, bạn có thể áp dụng ngay ý tưởng đó trong thư xin việc của mình để nắm thế chủ động hơn.
Hầu hết những người xin việc đều nói qua một cách mơ hồ về kĩ năng của họ trong thư xin việc, ví dụ như: “Tôi sẽ góp phần củng cố thêm kĩ năng giao tiếp cho đội ngũ của bạn”.
Thay vì vậy, hãy xem thư xin việc là một cơ hội để bạn đề xuất cho nhà tuyển dụng một giải pháp cho vấn đề họ đang đương đầu. Hãy kể cho họ nghe một phần ý tưởng của bạn mà họ sẽ thích thú, bên cạnh đó, nếu đó là giải pháp liên quan tới vị trí công việc của bạn, hãy cho họ một ví dụ để củng cố thêm niềm tin như Franzen đã làm trong các bức mail của cô ấy.
3/Hãy đảm bảo rằng bạn không cho không nhà tuyển dụng quá nhiều thứ:
Cung cấp cho nhà tuyển dụng tương lai một ít cống hiến và ý tưởng rõ ràng là một cách hay để chứng minh rằng bạn là ứng cử viên sáng giá – nhưng hãy đảm bảo rằng bạn không làm việc không công cho họ quá nhiều ngay từ ban đầu.
Hãy học theo Franzen, chỉ cho nhà tuyển dụng biết một ít về ý tưởng hấp dẫn của bạn.
Hãy khiến họ muốn nhiều hơn thế nữa!
Tóm lại, cốt lõi vấn đề là nhà tuyển dụng luôn muốn biết liệu bạn có thể làm được gì cho họ. Thế nên hãy đi trước một bước, hào phóng cung cấp một thứ gì đó miễn phí cho họ thông qua thư xin việc để chứng minh bạn là một ứng cử viên đầy tiềm năng.
Khi vừa bắt đầu sự nghiệp của mình, Franzen đã bị một nhả tuyển dụng từ chối đơn xin việc của mình bởi vì cô không đủ kinh nghiệm cho vị trí đó. Nhưng đáp lại, cô đã có một bước đi nằm ngoài yêu cầu của nhà tuyển dụng lúc đó: gửi cho họ một vài ngôn ngữ lập trình sẵn cho dự án website sắp được tái triển khai của họ, “như thể tôi đã là một thành viên của đội ngũ dự án”, Franzen ghi trong blog Daily Muse của mình.
Trong email tiếp theo của cô, Franzen gửi cho nhà tuyển dụng” 10 lựa chọn cho slogan đáng xem xét khi bạn muốn tái định vị thương hiệu của mình. Miễn phí. Hi vọng giúp ích cho bạn!”
Tuyệt vời! ý tưởng cô ta đưa ra thật hoàn mỹ và tất nhiên…Franzen có được công việc mình mong muốn!
2/Đề xuất một ý tưởng rõ ràng, tỉ mỉ trong thư xin việc của bạn:
Tất cả chúng ta đều đã rút ra bài học từ thành công của Franzen rồi đúng không?
Nhưng trong khi Franzen làm việc đó trong email của cô ta, bạn có thể áp dụng ngay ý tưởng đó trong thư xin việc của mình để nắm thế chủ động hơn.
Hầu hết những người xin việc đều nói qua một cách mơ hồ về kĩ năng của họ trong thư xin việc, ví dụ như: “Tôi sẽ góp phần củng cố thêm kĩ năng giao tiếp cho đội ngũ của bạn”.
Thay vì vậy, hãy xem thư xin việc là một cơ hội để bạn đề xuất cho nhà tuyển dụng một giải pháp cho vấn đề họ đang đương đầu. Hãy kể cho họ nghe một phần ý tưởng của bạn mà họ sẽ thích thú, bên cạnh đó, nếu đó là giải pháp liên quan tới vị trí công việc của bạn, hãy cho họ một ví dụ để củng cố thêm niềm tin như Franzen đã làm trong các bức mail của cô ấy.
3/Hãy đảm bảo rằng bạn không cho không nhà tuyển dụng quá nhiều thứ:
Cung cấp cho nhà tuyển dụng tương lai một ít cống hiến và ý tưởng rõ ràng là một cách hay để chứng minh rằng bạn là ứng cử viên sáng giá – nhưng hãy đảm bảo rằng bạn không làm việc không công cho họ quá nhiều ngay từ ban đầu.
Hãy học theo Franzen, chỉ cho nhà tuyển dụng biết một ít về ý tưởng hấp dẫn của bạn.
Hãy khiến họ muốn nhiều hơn thế nữa!
Tóm lại, cốt lõi vấn đề là nhà tuyển dụng luôn muốn biết liệu bạn có thể làm được gì cho họ. Thế nên hãy đi trước một bước, hào phóng cung cấp một thứ gì đó miễn phí cho họ thông qua thư xin việc để chứng minh bạn là một ứng cử viên đầy tiềm năng.