Sau 4 đến 5 năm ngồi trên ghế giảng
đường, sinh viên nào cũng chờ đợi ngày được nhận tấm bằng tốt nghiệp và
háo hức với công việc tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, sau 2 tháng tốt
nghiệp đại học, đến nay 2/3 trong số các tân kỹ sư, cử nhân vẫn đang
loay hoay với “sự nghiệp” tìm kiếm việc làm. So với các năm trước đây,
lỷ lệ này tương đối thấp. Đây là thực trạng mà các tân cử nhân, kỹ sư
đang phải đối mặt. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân
tích thực trạng này đối với các tân kỹ sư vừa tốt nghiệp các trường khối
kỹ thuật.
Ngày hội việc làm đã trở nên quen thuộc đối với sinh viên các trường đại học vào cuối năm học. Ảnh trên, ngày hội việc làm tại trường ĐH Công nghiệp HN được tổ chức tháng 6/2012 (nguồn internet) |
Thị trường việc làm bị thu hẹp
Theo Tổng cục Thống kê của nước ta, tính chung 6 tháng đầu năm 2012, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh là 26.324, tăng 5,4% so với cùng kì năm trước và số lượng doanh nghiệp đăng kí mới 6 tháng đầu năm giảm 12,5%. Và con số này được nhận định vẫn tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm. Thực tế này tác động không nhỏ tới thị trường việc làm trong năm 2012.
Hầu hết những doanh nghiệp đang tồn tại hiện nay cũng đang phải chống đỡ với bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Chỉ khảo sát đối tượng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ chúng tôi đã thấy rằng hầu hết họ đang gặp nhiều khó khăn, không có việc để triển khai, doanh thu giảm. Trong thời điểm này để doanh nghiệp tồn tại được đã là thử thách rất lớn đối với họ. Nhiều biện pháp ứng phó đã được áp dụng như cắt giảm nhân lực, không tuyển dụng người mới hoặc có tuyển dụng cũng chỉ với số lượng ít ỏi nhằm phục vụ cho một dự án cụ thể nào đó.
Tân kỹ sư Nguyễn Văn Anh ngành Trang bị điện-ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội nhận bằng tốt nghiệp tháng 6 vừa rồi đã nộp hồ sơ vài doanh nghiệp có thông báo tuyển dụng nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Có nơi đã vượt qua được vòng sơ tuyển, đợi mãi không thấy có thông tin gì, lúc anh kỹ sư này gọi lại mới thấy cơ hội không còn nữa do dự án mà họ dự định triển khai đã bị hủy.
Cách đây hơn 5 năm, nhiều doanh nghiệp hoạt động trọng lĩnh vực khoa học kỹ thuật chấp nhập tuyển dụng các kỹ sư mới ra trường để đào tạo lại. Nhưng có lẽ sau đợt khủng hoảng kinh tế năm 2008, nguồn lực tài chính của nhiều doanh nghiệp hiện nay đã không còn dồi dào, đầu ra sản phẩm cũng trở nên khắt khe hơn nên kể cả các doanh nghiệp lớn chỉ tiêu tuyển dụng cũng ít hơn so với trước đó và đòi hỏi phải có kinh nghiệm làm việc.
Với hệ quả của chương trình đào tạo đại học hiện nay của Việt Nam, nhất là các tân kỹ sư thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang là thị trường việc làm chính của họ. Nhưng trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đây lại là đối tượng đang gặp nhiều khó khăn khiến thị trường việc làm đang bị thu hẹp lại.
Cơ hội việc làm với tân kỹ sư Phan Xuân Tuấn, tốt nghiệp ngành Chế tạo máy, trường ĐH Bách khoa Hà Nội không phải là quá mong manh nhưng qua quá trình tìm hiểu thị trường việc làm và qua bạn bè cùng lớp, Tuấn nhận xét: Hiện nay giữa đào tạo và thực tiễn còn có khập khiễng nên để tìm được việc làm đúng chuyên môn và theo đuổi được đam mê của mình rất khó. Những công ty lớn có khả năng trả lương cao thì cần trải qua nhiều vòng tuyển dụng (như Viettel với mức lương tối thiểu là 500 Đô la/tháng nhưng qua 6 vòng tuyển dụng) và đòi hỏi nhập cuộc ngay, có vốn tiếng Anh tốt. Ở những công ty này thường họ cũng xem xét thực tế trong quá trình đi học mình đã làm được gì nên chỉ số ít có cơ hội. Còn các công ty nhỏ thì lại đang gặp thời điểm khó khăn của nền kinh tế, ít tuyển dụng.
1/3 người có việc làm sau 2 tháng tốt nghiệp
Theo báo cáo của Ban tổ chức Hội chợ việc làm sinh viên Trường ĐH Mỏ-Địa chất tổ chức tháng 6 vừa qua cho thấy số đơn vị tham gia tuyển dụng đã giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2011. Trong số 2.828 sinh viên tốt nghiệp khóa học 2010-2011, chỉ có 25% số lượng sinh viên được tuyển dụng tại Hội chợ việc làm.
Qua khảo sát của chúng tôi với các lớp học tốt nghiệp khóa vừa rồi, đa số mới chỉ có 1/3 trong tổng số sinh viên của lớp có việc làm sau 2 tháng tốt nghiệp đại học.
Một thông tin không có gì vui nữa là số liệu thống kê mới nhất vừa được Tổng cục Thuế công bố vào đầu tháng 8/2012 cho thấy tính đến cuối tháng 7 năm nay đã có 20.741 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Những con số này thêm một lần nữa cho thấy cơ hội việc làm cho những người mới ra trường hiện nay là rất mong manh.
Vậy ai là người có lợi thế?
Như một quá trình chọn lọc tự nhiên, khó khăn đã khiến các doanh nghiệp đầu tư vào những thứ có chiều sâu, chắc chắn hơn. Những người mới ra trường có học lực khá, giỏi, có vốn tiếng Anh, kỹ năng mềm tốt sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn, đáp ứng được yêu cầu ban đầu của nhà tuyển dụng. Nhiều sinh viên trong thời kỳ còn ngồi trên ghế giảng đường đã kịp cho ra đời một sản phẩm nghiên cứu khoa học nào đó có tính khả thi cũng đã góp phần “ghi điểm” cho bản thân khi nộp hồ sơ cho nhà tuyển dụng. Kinh nghiệm đương nhiên được nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên hàng đầu nhưng đây không phải là lợi thế của những người vừa ra trường.
Thực tế cho thấy nhiều tân kỹ sư ngành kỹ thuật công nghệ đã phải chật vật với việc tìm kiếm việc làm trong thời buổi khó khăn. Tuy nhiên, tương lai của các tân kỹ sư ngành CNTT lại có vẻ sáng lạng hơn vì ngành này vẫn có thị phần lớn, nhất là mảng gia công phần mềm.
Tân kỹ sư Nguyễn Bá Cát, vừa tốt nghiệp ngành CNTT Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, và cũng là người đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội sinh viên của trường trong mấy năm qua cho biết: Do đặc thù của ngành CNTT, có những sinh viên năm thứ 3 đã có thể làm thêm nên với một mức lương vừa phải các kỹ sư mới ra trường vẫn có thể có việc làm ngay. Trong tổng số 300 sinh viên ngành CNTT của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội vừa tốt nghiệp nay đã có gần 80% số người có việc làm. Nguyễn Bá Cát cũng thẳng thắn nhìn nhận, cơ hội việc làm của ngành này vẫn nhiều, hiện vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa tìm được người ưng ý. Do đó, cái chính là tùy thuộc vào năng lực của mỗi người.
Làm gì để có việc làm cho người mới ra trường? Câu hỏi này không chỉ trông đợi vào bản thân mỗi người mà nay còn trông đợi cả vào sự chuyển chuyến của nền kinh tế trong nước.
Theo Tổng cục Thống kê của nước ta, tính chung 6 tháng đầu năm 2012, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh là 26.324, tăng 5,4% so với cùng kì năm trước và số lượng doanh nghiệp đăng kí mới 6 tháng đầu năm giảm 12,5%. Và con số này được nhận định vẫn tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm. Thực tế này tác động không nhỏ tới thị trường việc làm trong năm 2012.
Hầu hết những doanh nghiệp đang tồn tại hiện nay cũng đang phải chống đỡ với bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Chỉ khảo sát đối tượng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ chúng tôi đã thấy rằng hầu hết họ đang gặp nhiều khó khăn, không có việc để triển khai, doanh thu giảm. Trong thời điểm này để doanh nghiệp tồn tại được đã là thử thách rất lớn đối với họ. Nhiều biện pháp ứng phó đã được áp dụng như cắt giảm nhân lực, không tuyển dụng người mới hoặc có tuyển dụng cũng chỉ với số lượng ít ỏi nhằm phục vụ cho một dự án cụ thể nào đó.
Tân kỹ sư Nguyễn Văn Anh ngành Trang bị điện-ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội nhận bằng tốt nghiệp tháng 6 vừa rồi đã nộp hồ sơ vài doanh nghiệp có thông báo tuyển dụng nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Có nơi đã vượt qua được vòng sơ tuyển, đợi mãi không thấy có thông tin gì, lúc anh kỹ sư này gọi lại mới thấy cơ hội không còn nữa do dự án mà họ dự định triển khai đã bị hủy.
Cách đây hơn 5 năm, nhiều doanh nghiệp hoạt động trọng lĩnh vực khoa học kỹ thuật chấp nhập tuyển dụng các kỹ sư mới ra trường để đào tạo lại. Nhưng có lẽ sau đợt khủng hoảng kinh tế năm 2008, nguồn lực tài chính của nhiều doanh nghiệp hiện nay đã không còn dồi dào, đầu ra sản phẩm cũng trở nên khắt khe hơn nên kể cả các doanh nghiệp lớn chỉ tiêu tuyển dụng cũng ít hơn so với trước đó và đòi hỏi phải có kinh nghiệm làm việc.
Với hệ quả của chương trình đào tạo đại học hiện nay của Việt Nam, nhất là các tân kỹ sư thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang là thị trường việc làm chính của họ. Nhưng trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đây lại là đối tượng đang gặp nhiều khó khăn khiến thị trường việc làm đang bị thu hẹp lại.
Cơ hội việc làm với tân kỹ sư Phan Xuân Tuấn, tốt nghiệp ngành Chế tạo máy, trường ĐH Bách khoa Hà Nội không phải là quá mong manh nhưng qua quá trình tìm hiểu thị trường việc làm và qua bạn bè cùng lớp, Tuấn nhận xét: Hiện nay giữa đào tạo và thực tiễn còn có khập khiễng nên để tìm được việc làm đúng chuyên môn và theo đuổi được đam mê của mình rất khó. Những công ty lớn có khả năng trả lương cao thì cần trải qua nhiều vòng tuyển dụng (như Viettel với mức lương tối thiểu là 500 Đô la/tháng nhưng qua 6 vòng tuyển dụng) và đòi hỏi nhập cuộc ngay, có vốn tiếng Anh tốt. Ở những công ty này thường họ cũng xem xét thực tế trong quá trình đi học mình đã làm được gì nên chỉ số ít có cơ hội. Còn các công ty nhỏ thì lại đang gặp thời điểm khó khăn của nền kinh tế, ít tuyển dụng.
1/3 người có việc làm sau 2 tháng tốt nghiệp
Theo báo cáo của Ban tổ chức Hội chợ việc làm sinh viên Trường ĐH Mỏ-Địa chất tổ chức tháng 6 vừa qua cho thấy số đơn vị tham gia tuyển dụng đã giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2011. Trong số 2.828 sinh viên tốt nghiệp khóa học 2010-2011, chỉ có 25% số lượng sinh viên được tuyển dụng tại Hội chợ việc làm.
Qua khảo sát của chúng tôi với các lớp học tốt nghiệp khóa vừa rồi, đa số mới chỉ có 1/3 trong tổng số sinh viên của lớp có việc làm sau 2 tháng tốt nghiệp đại học.
Một thông tin không có gì vui nữa là số liệu thống kê mới nhất vừa được Tổng cục Thuế công bố vào đầu tháng 8/2012 cho thấy tính đến cuối tháng 7 năm nay đã có 20.741 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Những con số này thêm một lần nữa cho thấy cơ hội việc làm cho những người mới ra trường hiện nay là rất mong manh.
Vậy ai là người có lợi thế?
Như một quá trình chọn lọc tự nhiên, khó khăn đã khiến các doanh nghiệp đầu tư vào những thứ có chiều sâu, chắc chắn hơn. Những người mới ra trường có học lực khá, giỏi, có vốn tiếng Anh, kỹ năng mềm tốt sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn, đáp ứng được yêu cầu ban đầu của nhà tuyển dụng. Nhiều sinh viên trong thời kỳ còn ngồi trên ghế giảng đường đã kịp cho ra đời một sản phẩm nghiên cứu khoa học nào đó có tính khả thi cũng đã góp phần “ghi điểm” cho bản thân khi nộp hồ sơ cho nhà tuyển dụng. Kinh nghiệm đương nhiên được nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên hàng đầu nhưng đây không phải là lợi thế của những người vừa ra trường.
Thực tế cho thấy nhiều tân kỹ sư ngành kỹ thuật công nghệ đã phải chật vật với việc tìm kiếm việc làm trong thời buổi khó khăn. Tuy nhiên, tương lai của các tân kỹ sư ngành CNTT lại có vẻ sáng lạng hơn vì ngành này vẫn có thị phần lớn, nhất là mảng gia công phần mềm.
Tân kỹ sư Nguyễn Bá Cát, vừa tốt nghiệp ngành CNTT Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, và cũng là người đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội sinh viên của trường trong mấy năm qua cho biết: Do đặc thù của ngành CNTT, có những sinh viên năm thứ 3 đã có thể làm thêm nên với một mức lương vừa phải các kỹ sư mới ra trường vẫn có thể có việc làm ngay. Trong tổng số 300 sinh viên ngành CNTT của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội vừa tốt nghiệp nay đã có gần 80% số người có việc làm. Nguyễn Bá Cát cũng thẳng thắn nhìn nhận, cơ hội việc làm của ngành này vẫn nhiều, hiện vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa tìm được người ưng ý. Do đó, cái chính là tùy thuộc vào năng lực của mỗi người.
Làm gì để có việc làm cho người mới ra trường? Câu hỏi này không chỉ trông đợi vào bản thân mỗi người mà nay còn trông đợi cả vào sự chuyển chuyến của nền kinh tế trong nước.
Nguồn: http://automation.net.vn