Chúc các bạn sức khỏe, sớm hoàn thành dự án của mình và nhớ giữ liên lạc nhé! Hy vọng một ngày không xa chúng ta lại gặp nhau

April 16, 2012

Cùng đọc bài "Luận về việc học"(thầy Phạm Thành Long -Bộ Môn Cơ điện tử)


LUẬN VỀ VIỆC HỌC
                                                                                                            Smallfish
    Thântặng các anh em Cơ điện tử K43!
Tôi chưa bao giờ giỏi văn,nếu phải viết tôi viết bằng những chấtmà lượng tích tụ thành và sự chântình hướng tới người đọc. Bài viết này khôngphải để dạy bảo ai, nó là sự trao đổi giữa những người cùng đam mê và cùnglý tưởng.
Là sinh viên năm thứ 4, thứ5 tức là đã đi học được 16 hoặc 17 năm chúng ta có đủ trải nghiệm để tổng kếtđôi điều về học để rồi…học tiếp, bài viết này như một cảm biến đặt ở thời điểmnày để phản hồi điều chỉnh lại thái độ về việc học trong thời gian tới của mỗithành viên Cơ điện tử. Khi làm việcgì đó trước hết cần trả lời được câu hỏi tại sao mình lại làm việc này, vậy tạisao chúng ta đihọc  (đến tận bây giờ vẫnhọc), Sư phụ hỏi Hoàng Phi Hồng tại sao con học võ, đáp rằng con không biết,con muốn chơi giỏi môn này.
Việc học có nhiều nguyênnhân, sơ khởi khi mỗi con người sinh ra trong thế giới này xung quanh họ đãtràn ngập những điều mới lạ, những việc đó mắt thấy tai nghe đi vào đầu óc đứatrẻ một cách tự nhiên, đó là khi nó học do nhucầu tự thân thôi thúc nó khám phá thế giới xung quanh. Lớn lên một chút nócó thể chểnh mảng việc học chữ, học viết vì ham chơi khi đó quá trình học donhu cầu tự thân nó chuyển sang những gì nó thích, tức là chọn lọc theo sở thích. Có thể nó không thích học cấp 2, cấp 3nhưng những bạn bè cùng lứa đều như thế tâmlý số đông vẫn tồn tại vì vậy nó làm theo, nó cũng chỉ ý thức rằng cần phảihọc để kiếm một nghề nhằm tồn tại,đây là điểm đánh dấu giai đoạn thứ ba của câu trả lời cho câu hỏi tại sao chúngta đi học, lúc này học là để chuẩn bị chocuộc sống tự lậptrước mắt, tâm lý đó kéo dài cho đến thời điểm là sinhviên năm 4 hay 5 như bài viết này.
Trong đám đông sinh viên nổibật lên một nhóm nhỏ học lực giỏi, họ có động lực như thế nào, có người vì nhànghèo không có con đường nào khác, sự ý thức về trách nhiệm của một ngườitrưởng thành khiến họ có thái độ học tập nghiệm túc. Cẩn thận và chuyên cần làmnên thành tích đó, nhóm sinh viên này có những tiền đề quan trọng để lậpnghiệp, có kiến thức vững, sự quyết tâm và cao nhất là ý thức về bản thân nhấtlà nghĩa vụ với gia đình, cả cuộc đời những người này họ thường luôn giữ đượcvị thế như khi đi học nhóm người này có thể tạm gọi là thành đạt do sự chuyêncần và ý thức làm mọi việc đến nơi đến chốn, thường họ không giỏi bẩm sinh.
Trong nhóm này lại có nhữngngười không xuất phát từ hoàn cảnh, họ học giỏi vì không muốn lẫn vào đám đông,muốn khẳng định mình, không chịu áp lực nào và luôn tin tưởng vào bản thân làmđượcviệc này việc kia, nếu có say mê với khoa học họ dễ dàng đạt đến đỉnh caocủa nghề nghiệp. Ở nhóm người này họ đồng nhất kiến thức với cốt lõi làm nênngười đàn ông, mà đàn ông thì phải giỏi cái gì đó, và họ chọn học giỏi, đó làgiá trị vạn năng hơn cả đồng tiền cóthể quy đổi thành bất cứ thứ gì mong muốn nếu được sử dụng đúng cách. Có rấtnhiều người xuất phát từ nhóm này đã thành danh trong  khoa học cũng như trong cuộc sống thực hiệnđược những dự định mà bản thân mơ ước họ làm giàu được bằng chính kiến thức củamình, những người này giỏi bẩm sinh, họ vốn có tư chất hơn người.
Một số nhỏ trong nhóm nàyvốn không có động lực lâu dài, họ chỉ đơn thuần ghanh đua với đối thủ của họ màbằng cách phải vượt lên mới giải quyết được vấn đề của mình, điều này thườngxảy ra trong các đội tuyển nơi mà luật chơi là đào thải người kém hơn chỉ giữlại một số lượng hạn chế người xuất sắc nhất, không hiếm những sinh viên bịloại ra khỏi nhóm này đã mất hết định hướng và lý tưởng thậm chí tự làm hỏngmình vì thất vọng với bản thân. Những người kiểu này thường theo con đường họccó giới hạn sau khi đạt được sự thừa nhận nào đó nếu họ may mắn trụ lại saunhững lần đào thải, thường sử dụng sự thừa nhận đó như một cái vé để làm mộtviệc cụ thể nào đó mà họ chọn, những sinh viên này có áp lực khá lớn từ sự kìvọng của người thân bất kể họ được sinh ra trong hoàn cảnh nào.
Dù có động cơ như thế nàotâm lý số đông và ghánh nặng bằng cấp làm tất cả mọi người vẫn phải tiếp tụchọc với những thái độ không giống nhau. Do đó chúng ta lại tiếp tục tìm hiểuvấn đề về phương pháp học tập. Có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu cách học,liệu có cách nào tối ưu theo một bộ đa tiêu chí không?
Tuy nhiều nhưng có thể chiacách học ra làm mấy nhóm thế này, xin tập trung vào nhóm sinh viên xuất sắcnhất:
-        Tự đúc rút ra một lượng kiến thức tối thiểu mang tínhcăn bản nhất (như bảng chữ cái) và trên cơ sở đó tìm hiểu những vấn đề khác(giống như ghép vần), họ không thiếu thời gian, thường tư duy chiều sâu và cókhả năng sáng tạo khi đủ tầm, có khả năng độc lập giải quyết các phát sinhkhông mang tính phổ biến.
-        Học tốt toàn bộ kiến thức dưới dạng triển khai, hơimang tính máy móc tuy nhiên sự chuyên cần giúp họ vượt qua được định chế kiếnthức và thời gian trong các kỳ thi cử sát hạch, không nhiều người thuộc số nàycó khả năng sáng tạo như nhóm trên, họ cũng khó đối diện để giải quyết tốt vớimột tình huống ngoài sách vở so với nhóm trên đây.
-        Có người thì độc lập giải quyết vần đề của mình vàluôn tin tưởng rằng chân lý không thuộcvề số đông, có người thì cho rằng haicái đầu hơn một cái đầu và luôn gặp gỡ thảo luận với người nọ người kia khigặp khó khăn, có người không thể tự triển khai được công việc trước khi hỏi ýkiến người khác..
-        Có người thì bằng lòng với câu trả lời của mình và kếtthúc vấn đề, có người thì tiếp tục theo đuổi đến cùng những vấn đề phát sinhkhi giải quyết vấn đề ban đầu, họ thuộc nhóm người muốn mổ xẻ tường tận, hiểurõ ngọn ngành của mọi thứ, không phủ nhận rằng đó là một phương pháp tốt.
Thực ra về trình tự kiếnthức từ sách vở đến thực tế nên theo Bloom, mới học thì chỉ biết, đọc kỹ thì mới hiểu, thành thạo thì vận dụng được linh hoạt, hiểu biết thànhthạo nhiều hơn một thứ thì có cái đểsosánh biết tốt-kém, đứng trên núi sách nhìn xuống có thể đánh giá được những gì dưới chân, đó làlúc nói ra lời nào lời ấy là chân lý.
Khoa học của chúng ta làkhoa học kỹ thuật, hơn nữa cơ điện tử là một hợp ngành phức tạp có thể trongtrường đại học đa số mới chỉ kịp học để biết, số ít hơn thì hiểu, không nhiềuvận dụng được, quan sát anh em làm đồ án môn học tôi không dám khẳng định đã cóai đạt đến nấc thứ tư là so sánh vì chưa thấy ai lý luận để so sánh mà đangchọn cái gì đó dựa vào cảm tính, so sánh cần có định tính hay cảm tính và địnhlượng, kiến thức vốn quá rộng chưa đủ sức bao quát khó làm được việc này ngaymột lúc.
Trong khoa học cơ bản có thểyên tâm rằng học hết bảng chữ cái có thể ghép vần, với khoa học kỹ thuật thìkhông như thế, có những điều mà không tình cờ đọc được ở đâu hay không ai chỉdẫn cho có thể sau 40 năm công tác không biết vẫn hoàn không biết. Do vậy việcđọc để tổng hợp thông tin phải là thường xuyên với người học kỹ thuật.
Lại bàn về không gianhọc ở đâu thì tốt, có người thì sang mỹ, có ngườithì sang nhật, có người họcbách khoa Hà Nội, tại sao chúng ta lại ở nơi tỉnhlẻ này? Thực ra quá trình học là quá trình tự giác ngộ, vì sao người ta chọn tuhành ở hymalaya, ở tung sơn…Không gian học tập cho chúng ta những gì, đó là mộtmôi trường ngôn ngữ, tri thức, bạn học, sự thảo luận. Trên đời này không có gìchắc chắn, chỉ có một điều chắc chắn là khôngcó gì chắc chắn và thêm điều này nữa, đã là chân lý thì chỉ có một cho dùnó viết bằng tiếng anh hay tiếng trung, viết trên đất nung hay trên giấy bãibằng chăng nữa, do vậy nếu bạn ngồi ở Thái Nguyên mà đọc nó bằng tiếng Việt thìcũng như bạn ngồi ở Cali đọc nó bằng tiếng Anh, như viên bi để trên miệng bátắt sẽ lăn xuống đáy dù để ở chỗ nào trên miệng bát đi chăng nữa kết quả tấtphải giống nhau. Trong thế giới phẳng này về nguyên tắc nếu bạn có một chiếcmáy tính và một đường truyền ADSL bạn có cửa ngõ vào một kho kiến thức vô tậnmà không cần thân hành đến nơi phát minh ra kiến thức đó.
Nhìn đi lại nhìn lại nơi nàytừng đào tạo ra nhiều tài năng lớn và hiện là trung tâm thứ ba của cả nướcvềđào tạo đại học, cái cần nhất của không gian học tóm lại chỉ là sự yên tĩnh củanó.
Người ta nói học suốt đờinhưng theo tôi về cơ bản phải có lúc nó dừng để ta quy đổi những thứ mình biếtthành những thứ mình muốn, hai việc này thúc đẩy và chi phối lẫn nhau mới tạohiệu quả tốt nhất, cái xe hai cầu luôn mạnh hơn cái một cầu.
Thế giới ngày càng hiểu biếtlẫn nhau hơn, ranh giới trong cũng kỹ thuật cũng nhòa dần, những ai họcđơn ngànhsẽ khó khăn hơn khi tự mình tìm hiểu những thứ liên quan mà không được đào tạocòn cơ điện tử có cách tiếp cận riêng mình để từng Biết rộng, hiểu nhiều ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.
Và Cơ điện tử không chờ aithừa nhận nó là quan trọng vì bản thân nó đang có mặt ở khắp nơi, nếu thực sự có thứ giá trị nào vạn năng hơncả đồng tiền thì đó chính là kiến thức, chính anh em chứ không phải tôi làm nênngành cơ điện tử ở nơi này.
                                                                                       TháiNguyên, 29.11.2011





Nguồn: http://codientutnut.vn/