Chúc các bạn sức khỏe, sớm hoàn thành dự án của mình và nhớ giữ liên lạc nhé! Hy vọng một ngày không xa chúng ta lại gặp nhau

May 17, 2024

Radar cho người khiếm thị


Có thể thông báo bằng giọng nói về thông số của vật thể đối diện như khoảng cách, màu sắc, “gậy ảo đa năng“ là thiết bị được tác giả Trần Xuân Nghĩa thiết kế và chế tạo.
“Radar“ cho người khiếm thị
 Anh Nghĩa và con trai. Hiện anh Nghĩa là kỹ sư điện tử tham gia các dự án thiết kế robot của Chính phủ Mỹ.
Anh Nghĩa tâm sự, do có hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt, con trai lớn của anh mắc chứng tự kỷ nên anh có sự cảm thông sâu sắc với những người gặp khó khăn trong cuộc sống vì chịu khiếm khuyết.  

Ngoài thời gian làm việc ở cơ quan, anh Nghĩa dành nhiều tâm huyết phát triển các sản phẩm điện tử cải thiện khả năng giao tiếp và truyền đạt ngôn ngữ của người khuyết tật, trong đó có chiếc “gậy ảo”. 

Cấu tạo của “gậy” bao gồm: Các cảm biển khoảng cách, cảm biến màu giúp nhận biết chướng ngại vật trước mắt đồng thời giúp nhận biết màu sắc của vật thể…, và một bộ điều khiển trung tâm sử dụng chip PIC32 để xử lý thông tin thu được từ cảm biến. 

PIC32 là loại vi điều khiển mới nhất của hãng Microchip. So với các vi điều khiển trước đó, PIC32 có đơn vị xử lý CPU 32-bit, bộ nhớ chương trình và dữ liệu 512kb, một bộ định thời gian thực. Không bị hạn chế về khả năng như các vi điều khiển đời thấp, PIC32 có thể thực hiện các công việc tính toán phức tạp, xử lý lượng thông tin thu thập từ các cảm biến nhiều hơn, nhất là những thông tin liên quan đến hình ảnh, âm thanh và truyền tải thông tin. 

Hình mô phỏng cấu tạo ngoài và sự làm việc của "gậy ảo".

Anh Nghĩa cho biết, ý tưởng về sản phẩm đến với anh từ khi còn ở Việt Nam. Năm 1984, anh Nghĩa học tại trường cấp II Sương Nguyệt Anh, quận 10, TP HCM. Học chung lớp với anh có hai người bạn bị mù. Đến bây giờ, hình ảnh hai người bạn khiếm thị dắt tay nhau đến trường mỗi ngày, rồi dìu nhau đứng dậy mỗi khi bị ngã do đường trơn trượt để lại trong anh ấn tượng sâu sắc. 

“Dự án tôi đang làm đây nhằm giúp người khiếm thị dễ dàng đi lại và hòa đồng với cuộc sống bình thường. Tôi hy vọng các ý tưởng và phần công sức của mình có thể giúp ích cho những người khuyết tật”, anh Nghĩa tâm sự. 

Thời gian eo hẹp, để sáng chế “Gậy ảo”, anh Nghĩa đã phải tranh thủ các buổi tối cuối tuần để thực hiện dự án. Thường anh thức đến tận 2-3 giờ sáng để cố hoàn thành từng công đoạn. 

Điều băn khoăn của anh Nghĩa là không biết sản phẩm của mình có thực sự phù hợp hay không. “Vì không thật sự sống trong thế giới của người khiếm thị, tôi không biết rõ yêu cầu và cách thức tốt nhất tạo giao diện giữa người dùng và máy”, anh Nghĩa nói.

Mỗi khi thử nghiệm, anh Nghĩa tự vào vai người khiếm thị để kiểm tra sản phẩm. “Tôi cũng giả cầm gậy khua giống người mù để có cảm giác chính xác nhằm hoàn thiện các chức năng của sản phẩm”, anh kể. 

Bảng mạch thử của gậy ảo đa năng. Sau khi hoàn tất giai đoạn thử nghiệm, toàn bộ linh kiện điện tử sẽ được sắp xếp trên một bảng mạch nhỏ.


Hiện trên thế giới, đã có nhiều các sản phẩm trợ giúp người khiếm thị trong học tập, công việc. Nhưng đa phần các thiết bị này ít chức năng, có kích thước lớn và nhất là giá thành còn cao. Anh Nghĩa hy vọng, sản phẩm mới của mình khi hoàn thiện sẽ nhỏ gọn và có giá thành phù hợp với túi tiền của người bình dân.

Trong tương lai, anh Nghĩa dự định sẽ tích hợp vào sản phẩm nhiều chức năng khác, trong đó có khả năng ghi âm, nhập văn bản từ bàn phím Braille… để giúp người khiếm thị dễ dàng trong việc ghi chú bài vở và giao tiếp với cộng đồng.

Một trong những ước muốn của anh Nghĩa là sản phẩm của mình có mặt ở Việt Nam. Anh dự định khi sản phẩm hoàn thiện sẽ cùng bạn bè góp tiền sản xuất một số mẫu để gửi về nước. Anh Nghĩa cho biết, ở Việt Nam đã có nhiều người sử dụng vi điều khiển PIC32 và có nguồn cung cấp ổn định. Vì vậy, khi được hỏi về khả năng chế tạo “gậy tàng hình” trong nước, anh Nghĩa nhận định, Việt Nam có dư điều kiện để sản xuất thiết bị này.

May 11, 2024

[Album ]Anh em gặp nhau

 

Bạn Nguyễn Dũng, Đinh Công Duy gặp nhau tại Hà Nội Tháng 5.2024

April 11, 2024

Bệnh nhân đột quỵ có cơ hội luyện tập phục hồi chức năng nhờ khung xương robot

 5 nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm Cơ khí chính xác và Tự động hóa, Trung tâm nghiên cứu triển khai, Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP Labs) đã hợp tác với một số trường đại học nghiên cứu chế tạo khung xương robot phục vụ việc tập vật lý trị liệu cho người bị đột quỵ, chấn thương chân.



Sản phẩm khung xương ngoài phục hồi chức năng của nhóm được thực hiện trong 3 năm. Ảnh: Nhóm nghiên cứu

Dự án được thực hiện trong 3 năm nhằm hỗ trợ người đứng lên, ngồi xuống và giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển trên mặt đất thuận lợi. Với khả năng trợ lực, khung xương robot (Exoskeleton) cũng có thể giúp người mang vác vật nặng, hỗ trợ bộ đội trong những chuyến hành quân xa.

Ý tưởng của nhóm đến từ việc các sản phẩm trên thị trường chủ yếu tập cho các khớp khác nhau trên chân không mang tính tổng thể cho cả đôi chân. Ngoài ra, khi tập, người dùng phải ở một chỗ, không được trải nghiệm tự đi lại thực tế, dễ gây cảm giác nhàm chán và kém hiệu quả. Với khung xương robot, người bệnh được trải nghiệm đi trên đôi chân mình, giúp các khối cơ chân hoạt động, làm khả năng hồi phục tốt hơn.

Khung xương robot được làm chủ yếu bằng vật liệu nhôm, trọng lượng khoảng 20 kg, có khả năng tăng giảm độ cao để phù hợp chiều cao của chân người ở các lứa tuổi, thể chất khác nhau. Ở các khớp khung xương được bố trí 4 động cơ điện, công suất 400W, có hộp số giúp tăng giảm tốc độ, phù hợp cho từng cường độ tập khác nhau.

“Động cơ đóng vai trò rất quan trọng vì phải đáp ứng yếu tố nhỏ gọn không bị vướng trong quá trình tập luyện cũng như tính thẩm mỹ nhưng cần có công suất lớn để đảm bảo sức tải của chân”. “Khác với các thiết bị tập phục hồi chức năng tay, khung xương robot tập chân phải đảm bảo giữ trọng tâm tốt, không bị ngã trong quá trình sử dụng”, Thạc sĩ Bùi Quang Vinh, Trưởng phòng thí nghiệm Cơ khí chính xác và Tự động hóa cho biết.

Nguồn điện sử dụng cho hệ thống gồm 2 pin lithium 20Ah, một pin cấp cho khung xương robot, một cấp cho khung bệ tì tay và mạch điều khiển. Hai hệ thống có thể hoạt động cùng lúc bằng dây cáp kết nối hay độc lập tùy vào mục đích sử dụng. Sản phẩm có nút bấm khẩn cấp, dừng toàn bộ hoạt động của hệ thống khi xảy ra lỗi có thể gây nguy hiểm cho người dùng trong quá trình tập.



Thực nghiệm luyện tập trên sản phẩm nghiên cứu tại SHTP Labs. Ảnh: Nhóm nghiên cứu

Ngoài việc thiết kế, chế tạo khung xương robot, nhóm cũng đã xây dựng phần mềm quản lý việc tập luyện bằng việc sử dụng công cụ mô phỏng. Thông qua quá trình tập luyện, dữ liệu về sự thay đổi góc nghiêng của khớp chân, khoảng cách mỗi bước chân,… được cung cấp để bác sĩ thiết lập các bài tập với cường độ phù hợp với bệnh nhân.

Nhóm cũng dự kiến thiết kế cảm biến gắn ở bàn chân để đo lực tập và ứng dụng trí tuệ nhân tạo phân tích dữ liệu từ chế độ tập của bệnh nhân để xây dựng bài tập tối ưu hơn.

PGS.TS. Lê Hoài Quốc, Chủ tịch Hội Tự động hóa TP HCM nhận định, thực tế các nghiên cứu khung xương ngoài cho chân tại Việt Nam chủ yếu mới dừng lại các ở các đề tài khoa học, chưa có nhiều sản phẩm thương mại ứng dụng thực tế. Ông đánh giá, khung xương ngoài phục hồi chức năng cho tay và chân có những điểm khác biệt và phức tạp khác nhau. Tuy nhiên, hệ thống tập luyện cho chân phải tải được trọng lượng cơ thể bệnh nhân từ tư thế ngồi, đứng, bước đi,… Điều này phụ thuộc vào thể trạng và tình trạng phục hồi mỗi bệnh nhân nên cần tính toán một cách chính xác.

Ông cho biết hiện nghiên cứu của nhóm mới dừng ở giai đoạn đầu. Để thương mại hóa cần thử nghiệm trên nhiều bệnh nhân, đánh giá trải nghiệm của họ và tối ưu hóa thiết kế cũng như chi phí để hoàn thiện sản phẩm về công nghệ cũng như giá thành phù hợp. “Chúng tôi sẽ hỗ trợ nhóm kết nối với bác sĩ chuyên ngành phục hồi chức năng và các bệnh viện để thử nghiệm. Để sản phẩm ứng dụng, nhà khoa học chỉ là người cung cấp thiết bị tập, còn bác sĩ mới là người chỉ định chế độ, điều kiện tập với từng bệnh nhân”, PGS Lê Hoài Quốc nói.


Theo: https://vnautomate.net/benh-nhan-dot-quy-co-co-hoi-luyen-tap-phuc-hoi-chuc-nang-nho-khung-xuong-robot.html

March 29, 2024

Thư viện số

Hôm nay vô tình lướt qua web trường mình thấy có phần tài liệu , có or không có mật khẩu .Mình sẽ tổng hợp lại các tài liệu ở đây cho các bạn tham khảo lại khi cần. 



1. Kho tài liệu cơ bản+ chuyên ngành

2. Thư viện tài liệu số tnut

3. Tổng hợp tài liệu kỹ thuật

March 26, 2024

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG: KỸ SƯ ME (LĨNH VỰC CƠ ĐIỆN)

 THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG: KỸ SƯ ME

(LĨNH VỰC CƠ ĐIỆN)

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG CƠ ĐIỆN V&T  cần tuyển

1. Kỹ sư cơ điện

Số lượng: 01 điện - Dự án Hà Nam, Vĩnh Phúc

Vị trí công việc: 

- Triển khai bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công.

- Bóc khối lượng, gọi vật tư thi công, bảo vệ khối lượng thi công với các Ban.

Yêu cầu: 

- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan lĩnh vực cơ điện.

- Có kinh nghiệm làm dự án tối thiểu 1 năm.

- Nhiệt tình, chịu được áp lực công việc, Có thể đi dự án xa (có phụ cấp đi xa)

Quyền lợi: 

- Được đóng BHXH, Được hưởng các phúc lợi theo quy định của Công ty.

- Mức lương: thoả thuận tùy thuộc vào năng lực(up to 15tr~), Cam kết không nợ lương, nợ bảo hiểm …

- Được ký hợp đồng dài hạn nếu làm tốt.

Mọi thông tin chi tiết xin liện hệ:

SĐT: 0329.115.159 - Mr.Vuong

Mail: xaydungthuongmaivt@gmail.com

Hoặc inbox Zalo

Địa chỉ văn phòng công ty: Tổ 7, phường Thắng Lợi, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên


Nguồn: Bạn Hưng Vũ